LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG HIỆP NINH - TP TÂY NINH

           I. TÓM LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Trước đây, địa bàn phường Hiệp Ninh là một phần của xã Hiệp Ninh thuộc huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

Ngày 10 tháng 8 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2001/NĐ-CP, về việc mở rộng địa giới hành chính thị xã Tây Ninh. Theo đó, thành lập phường Hiệp Ninh trên diện tích tự nhiên 331 ha và 17.728 nhân khẩu còn lại của xã Hiệp Ninh.

            Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP, về việc thành lập thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh. Theo đó, phường Hiệp Ninh trực thuộc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

           II. ĐIỀU KIỆN-TIỀM NĂNG-SỰ PHÁT TRIỂN

             1. Đặc điểm tình hình

Phường Hiệp Ninh nằm về phía Nam của thành phố Tây Ninh với tổng diện tích tự nhiên 360.82 ha và và 19.109 nhân khẩu, có hơn 80% dân số có tôn giáo Cao Đài, tổng số người trong độ tuổi lao động là 12.584 nhân khẩu, chiếm 65,85% so với dân số toàn phường. Vị trí địa lý phường Hiệp Ninh có tứ cận như sau:

- Phía Đông giáp: Phường Ninh Thạnh.

- Phía Tây giáp: Phường 3; phường 1.

- Phía Nam giáp: Phường IV.

- Phía Bắc giáp: Phường Ninh Sơn và phường Ninh Thạnh.

Phường Hiệp Ninh được chia làm 04 khu phố (khu phố Hiệp Thạnh, Hiệp Bình, Hiệp Lễ, Hiệp Nghĩa) với các tuyến giao thông đầu mối quan trọng như đường Cách mạng Tháng 8, đường Điện Biên Phủ, đường Huỳnh Tấn Phát đã tạo cho phường nhiều điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi, giao lưu và phát triển nền kinh tế.

2. Vị trí địa lý - Tự nhiên

Phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, có diện tích 360,82 ha. Có vị trí: - Phía Đông giáp: Phường Ninh Thạnh; Phía Tây giáp: Phường 3; phường 1; Phía Nam giáp: Phường IV; Phía Bắc giáp: Phường Ninh Sơn và phường Ninh Thạnh. 

Khí hậu: Khu vực quy hoạch nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Tính chất chung là nóng, ẩm, không có mùa đông lạnh. Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,9°C. Chế độ nhiệt ít biến động qua các tháng trong năm. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất là lạnh nhất khoảng 3,7°C.

Mưa: Lượng mưa khá lớn, trung bình 1.600 – 1.900 mm/năm, phân bố không đều trong năm. Lượng mưa trong mùa khô ít nhưng tính chung trong năm lượng mưa và lượng bốc hơi gần ngang nhau nên dẫn đến hiện tượng xảy ra hạn hán vào cuối mùa khô.

Nắng: Số giờ nắng khá cao, dao động trung bình từ 2.700 - 2.800 giờ/năm. Vào mùa khô, số giờ nắng cao hơn, trung bình 8 - 9 giờ/ngày; vào mùa mưa số giờ nắng trung bình từ 6 -7 giờ/ngày.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 82 - 83%; cực đại có thể tới 86-87%. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 20%. 

Gió: Có hai loại gió là gió mùa khô và gió mùa mưa, phù hợp với chế độ trong khu vực. Chế độ gió mùa khô có hướng Bắc - Đông Bắc; chế độ gió mùa mưa thổi theo hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió bình quân 1,7m/s.

Địa hình: Khu vực nghiên cứu có nền địa hình tương đối cao. Một số khu vực có độ dốc địa hình không đều tạo thành các vệt trũng cục bộ ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước tự nhiên.

Thủy văn: Rạch Tây Ninh, suối Vường Điều có chức năng hỗ trợ tưới tiêu nông nghiệp và thoát nước tự nhiên.

3. Kinh tế - xã hội

- Dân cư tập trung phát triển kinh tế tư nhân tập trung theo trục đường chính Cách mạng Tháng 8, đường Điện Biên Phủ, đường Huỳnh Tấn Phát... có tỷ trọng phát triển kinh tế tại địa phương và thu ngân sách. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học cơ sở, bố trí phù hợp để phát triển dân trí tại địa phương và vùng lân cận.

- Phường Hiệp Ninh là một trong những phường trung tâm của thành phố Tây Ninh, là điểm đến kết nối giữa Tòa Thánh Tây Ninh và Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen. Trên địa bàn phường có những ngành nghề mang những nét đặc trưng truyền thống như nghề Gò Nhôm tại khu phố Hiệp Lễ, ngành nghề sản xuất sản phẩm nem chay tại khu phố Hiệp Nghĩa và các cở sở chế biến ẩm thực chay góp phần gìn giữ các món chay bản địa của địa phương nói riêng và của tình Tây Ninh nói chung.

4. Tôn giáo

           Trên địa bàn phường có 2/2 cơ sở tín ngưỡng - tôn giáo là Thánh thất cao đài và Điện thờ phật mẫu, đạt cơ sở tín ngưỡng–tôn giáo văn minh nhiều năm liền. Các chức sắc, chức việc trên địa bàn phường đều chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước, tu hành thuần tuý, không mê tính dị đoan. Thực hiện đúng theo luật tính ngưỡng tôn giáo.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay166
  • Tháng hiện tại31,266
  • Tổng lượt truy cập170,873
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây